Trang chủ Nghiên cứu khoa học Các công bố khoa học

Hoạt động NCKH và CBQT về lĩnh vực biến đổi khí hậu của Viện Môi trường và Tài nguyên



Những năm gần đây, Viện Môi trường và Tài nguyên đã và đang đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học đỉnh cao và phục vụ cộng đồng trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và có nhiều đóng góp tích cực ĐHQG và các địa phương trong cả nước. 


Với sự thành lập của Trung tâm Nghiên cứu Ô nhiễm không khí và Biến đổi khí hậu (APAC) và sự sáp nhập của Trung tâm Tài nguyên nước và Biến đổi khí hậu (WACC) vào Viện Môi trường và Tài nguyên, hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực biến đổi khí hậu của Viện trong thời gian qua đã thực sự trở thành một thế mạnh và thương hiệu của Viện. Hai đơn vị trực thuộc Viện cùng triển khai các nghiên cứu về Biến đổi khí hậu nhưng theo các định hướng riêng biệt (gồm biến đổi khí hậu liên quan đến tài nguyên nước và biến đổi khí hậu liên quan đến ô nhiễm không khí) đã đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động khoa học công nghệ của Viện, đặc biệt là thành tích nghiên cứu đỉnh cao thông qua các hoạt động công bố khoa học quốc tế. 


Trong năm học 2018-2019, cả hai đơn vị trực thuộc Viện là Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi khí hậu (WACC) và Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu (APAC) đã nỗ lực chủ trì và tham gia thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu KHCN trong lĩnh vực BĐKH. Các thành viên của WACC và APAC đã cùng những đồng nghiệp trong nước và quốc tế công bố nhiều bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế, có uy tín cao. Tổng cộng trong năm học 2018 – 2019 Viện đã có hơn 20 công trình công bố trong lĩnh vực BĐKH. Trong đó có nhiều  bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế  thuộc danh mục ISI và Scopus, với 13 bài báo quốc tế  liên quan đến tài nguyên nước, và 05 bài báo quốc tế về lĩnh vực ô nhiễm không khí. Ngoài ra các cán bộ nghiên cứu của Viện còn tham gia công bố dưới nhiều hình thức khác như sách chuyên khảo quốc tế, báo cáo tại hội thảo khoa học quốc tế, giáo trình, bài báo tạp chí khoa học trong nước. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu WACC không chỉ công bố các công trình trong lĩnh vực (truyền thống) khoa học tự nhiên, kỹ thuật mà còn ở các tạp chí khoa học xã hội (4 bài ISI – SSCI,  Social Sciences Citation Index). 

Dưới đây là tóm tắt một số kết quả các bài báo tạp chí quốc tế nổi bật về lĩnh vực BĐKH đã được công bố bởi các nhóm nghiên cứu của Viện: 

 

Các công bố quốc tế về Biến đổi khí hậu và tài nguyên nước

Bài báo “Tính bền vững lâu dài của đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam: Đánh giá kinh tế về các giải pháp thay thế trong quản lý tài nguyên nước (Long-term sustainability of the Vietnamese Mekong Delta in question: An economic assessment of water management alternatives)” đăng trên tạp chí Agricultural Water Management (Q1), tác giả chính là TS. Trần Đức Dũng. Theo đó, bài báo chỉ ra rằng, hệ thống rất nhiều đê bao cao, khép kín đã được xây dựng ở vùng đồng bằng thượng nguồn của ĐBSCL VN không cho nước lũ vào đồng ruộng, cho phép sản xuất lúa ba vụ quy mô lớn trên các cánh đồng được bảo vệ và nhằm quản lý nước tối đa. Trồng trọt thâm canh đã cho phép nông dân tăng đáng kể năng suất lúa và làm tăng tổng sản lượng lương thực quốc gia. Tuy nhiên, các việc kiểm soát lũ triệt để đã làm suy yếu khả năng giữ nước, bỏ đi nhiều lợi ích của nước lũ đối với hệ sinh thái đồng bằng. Phát hiện của nhóm tác giả cho thấy rằng sự phát triển rộng rãi của các tuyến đê bao thấp trên vùng đồng bằng thượng lưu là giải pháp thay thế ít rủi ro nhất về mặt kinh tế và sinh thái nhất. Ý nghĩa từ nội dung bài báo cung cấp một đầu vào hữu ích cho những người ra quyết định xem xét các hậu quả kinh tế của chiến lược quản lý nước hiện nay. Cần có chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang các hệ thống canh tác đê bao thấp cho một đồng bằng bền vững hơn.

 

Một công bố khác cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ giới học thuật và các nhà quản lý đó là: “Khám phá các chế độ nước ngọt và các yếu tố tác động ở các cửa sông ven biển của ĐBSCL VN (Exploring Freshwater Regimes and Impact Factors in the Coastal Estuaries of the Vietnamese Mekong Delta) (Water, Q1). Theo nhóm tác giả, tài nguyên nước ngọt đóng góp thiết yếu cho sinh kế của hàng triệu người dân địa phương tại các cửa sông ven biển của ĐBSCL VN. Tuy nhiên, nước ngọt ven biển hiện đang đối mặt với nhiều mối đe dọa. Các phát hiện cho thấy lượng nước sông giảm trong mùa lũ, nhưng tăng lượng xả vào mùa khô, do tác động của các đập thủy điện. Ngoài ra, những tháng khô nhất đang chuyển sớm hơn. Từ dữ liệu này, tác giả rút ra các quy tắc về phân phối nước ngọt ở các cửa sông ven biển của ĐBSCL VN. Các xu hướng được phát hiện sẽ giúp người sử dụng nước ngọt và người ra quyết định xây dựng các chiến lược linh hoạt, hướng tới tương lai để khai thác nước ngọt, đồng thời cung cấp các con đường để tiếp tục phát triển.

 

Khung MOTA (Động lực và khả năng thực hiện) tiếp tục được nhóm nghiên cứu Thủy văn – xã hội phát triển trong năm 2018 – 2019. Trong bài báo: “Đánh giá các phản ứng trang bị thêm đối với rủi ro lũ lụt ở thành phố Hồ Chí Minh bằng cách sử dụng khung Động lực và Khả năng theo khung MOTA (Evaluation of retrofitting responses to urban flood risk in Ho Chi Minh City using the Motivation and Ability (MOTA) framework) tác giả chính là PGS.TS Nguyễn Hồng Quân được đăng trên tạp chí Sustainable Cities and Society (Q1). Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị là một quá trình kỹ thuật xã hội như thích ứng theo kế hoạch hoặc tự trị, trong đó động lực và khả năng của các bên liên quan cần được xác định để tránh tắc nghẽn thực hiện. Bài viết này nhằm mục đích cải thiện sự hiểu biết về việc ra quyết định của tổ chức để thực hiện các phản hồi trang bị thêm bằng cách sử dụng khuôn khổ Động lực và Khả năng (MOTA). Động lực và khả năng của các bên liên quan để cải thiện hệ thống thoát nước đô thị tại TP.HCM để duy trì mức độ dịch vụ trong quá trình đô thị hóa khí hậu thay đổi đã được khám phá. Công cụ MOTA cũng được giới thiệu trong công bố trong bài báo “Sự chọn lựa của người nông dân trong chuyển đổi sinh kế Đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu điển hình ở Bến Tre  –  Farmer adoptability for livelihood transformations in the Mekong delta: a case in Ben Tre province” (đăng trên Tạp chí Journal of Environmental management and Planning, Q1) cho thấy khả năng áp dụng khung MOTA cho đối tượng là người nông dân. Nghiên cứu có thể đóng góp trong việc xây dựng chính sách nông nghiệp liên quan đến sinh kế người nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long. 

 

Trong một công bố khác, “Phương pháp tiếp cận đa ngành để đánh giá sự khác biệt về không gian và thời gian trong chất lượng nước (Multidisciplinary Approach for Evaluating Spatial and Temporal Variations in Water Quality) – Tạp chí Water (Q1). Nghiên cứu này đã điều tra khả năng phân loại của một số kỹ thuật trí tuệ nhân tạo, bao gồm cây quyết định (DT), mạng lưới tri giác đa lớp (MLP), Naïve Bayes, mạng chức năng cơ sở xuyên tâm (RBF) và máy vectơ hỗ trợ (SVM ) để đánh giá sự thay đổi không gian và thời gian trong chất lượng nước. Trường hợp ứng dụng trong nghiên cứu này là hệ thống nước Sông Quao-Cà Giang (SQ-CG), nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính của thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận, Việt Nam. Kết quả cho thấy các kỹ thuật máy học có thể được sử dụng để đánh giá rõ ràng sự thay đổi theo không gian và thời gian của chất lượng nước.

 

Một số công trình nghiên cứu về tài nguyên nước khác cũng đã được nhóm tác giả của WACC công bố trong năm qua trên các tạp chí: Journal of Water Supply: Research and Technology-AQUA (Q3); Sustainable development (Q1), Journal of Environmental management and Planning (Q1), The International Journal of River Basin Management (Q2), Sustainability (Q2), cụ thể như: “Rainwater harvesting in Vietnam: barriers and strategies”: đánh giá về các trở ngại và giải pháp sử dụng nước mưa ở Việt Nam trên cơ sở kết quả nghiên cứu cho hai khu vực thuộc hạ lưu sông Hồng và sông Cửu Long; “Land use dynamics in the Mekong delta: from national policy to livelihood sustainability”: Đánh giá những thay đổi sử dụng đất trong 30 năm tại ĐBSCL liên quan đến những thay đổi và sự phát triển chính sách quốc gia và bền vững sinh kế nông nghiệp. Ngoài ra, một hướng nghiên cứu khác dựa vào việc ứng dụng các mô hình tính toán cũng được nhóm nghiên cứu thuộc WACC triển khai thực hiện và công bố như: “Practical modelling of tidal propagation under fluvial interaction in the Mekong delta”; “Green infrastructure modelling for assessment of urban flood reduction in Ho Chi Minh city”: là kết quả nghiên cứu liên quan đến công cụ mô hình hóa cho sông/biển và ngập lụt đô thị. Kết quả nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu thu thập thực tế tại ĐBSCL và TP.HCM. “Development of an Event-Based Water Quality Model for Sparsely-Gauged Catchments”, mô hình tính toán chất lượng nước cho lưu vực có số liệu đo hạn chế. Nghiên cứu thực hiện với số liệu đo lưu vực sông nhỏ thuộc thành phố Tây Ninh.

 

Bên cạnh những nghiên cứu do WACC chủ trì, nhóm nghiên cứu cũng tham gia phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước thực hiện một số nghiên cứu và đồng công bố trên các tạp chí uy tín như: “Nguy cơ phơi nhiễm chì từ các trạm giao thông đến sức khỏe con người: Một nghiên cứu điển hình ở tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam (Risk of Lead Exposure from Transport Stations to Human Health: A Case Study in the Highland Province of Vietnam) (Tạp chí Toxics - Q2); Cách tiếp cận được sửa đổi để giảm sai lệch của mô hình khí hậu toàn cầu (GCM) trong lượng mưa giảm: Một nghiên cứu ở lưu vực sông Ganga (Modified approach to reduce GCM bias in downscaled precipitation: A study in Ganga river basin) - (Water, Q1)

 

Các công bố quốc tế về Biến đổi khí hậu và Ô nhiễm không khí

Tháng 9/ 2019 là thời điểm ô nhiễm không khí tại Tp. HCM và Hà Nội cũng như ở Việt Nam bị ô nhiễm nghiêm trọng, chỉ số chất lượng không khí có lúc AQI > 300, đây là mức nguy hại sức khỏe mọi người phải ở trong nhà, không được ra ngoài. Rất nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương cần thiết yêu cầu chỉ ra nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và từ đó tìm giải pháp khắc phục ô nhiễm không khí. APAC đã có chiến lược là định hướng từ lâu, là phải “tìm bệnh” nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn của Việt Nam. Vì vậy kể từ năm 2014, APAC đã tiến hành nộp hồ sơ đăng ký kinh phí để thực hiện kiểm kê khí thải toàn thành phố. Và hiện nay APAC là đơn vị đầu tiên của cả nước đã thực hiện 2 nghiên cứu và công bố quốc tế về nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại Tp. HCM và Tp. Cần Thơ:

1. Bài báo: Quoc Bang Ho, Hoang Ngoc Khue Vu, Thoai Tam Nguyen, Thi Thuy Hang Nguyen, Nguyen Thi Thu Thuy, 2019. A combination of bottom-up and top-down approaches for calculating of air emission for developing countries: A case of Ho Chi Minh city, Vietnam. Air Quality, Atmosphere & Health, https://doi.org/10.1007/s11869-019-00722-8. (SCIE, IF: 3.18).

Mục tiêu và xác định Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí cho từng chất tại TP. HCM, có kết quả trong Bảng 1.

NOx   CO  
Khí thải mô tô, xe máy 29%         Khí thải mô tô, xe máy                                                            90%       
Khí thải xe hơi 22,3% Khí thải xe hơi 5,7%
Bến Cảng 11,5% Xe tải nhẹ 2,6%
Xe tải nhẹ 11%    
Xe tải nặng 9%    
NMVOC   Bụi   
Khí thải mô tô, xe máy                                                                   65,4% Phát thải từ khí thải xe mô tô, xe máy và từ mặt đường khi xe chạy 37,7%
Xe hơi 13,1% Hộ gia đình 11,4%
Nguồn sinh học 6% Công trình XD 9%
Xe tải nhẹ 5,5% Vật liệu XD  7,8%
Xe buýt và xe tải nặng 4,4% Sắt thép, cơ khí 6%
    Bến cảng 5%
    Dệt may  4%
SO2   CH4  
Khí thải mô tô, xe máy 39,5% Khí thải mô tô, xe máy 64$
Bến Cảng 15% Sinh học 32%
Xe hơi 10,7% hộ gia đình 2%
Dệt may  6,2%    
Thực phẩm, sắt thép cơ khí 3%    
Phát điện 2,7%    

- Đối với SO2 thì phát thải từ xe gắn máy là cao nhất chiếm đến 39,5% trong tổng phát thải SO2 của TP. HCM, kế tiếp là bến cảng chiếm 15% và xe hơi chiếm 10,7%. Phần còn lại là các nguồn khác, không đáng kể.
- Đối với CH4 thì phát thải từ xe gắn máy là cao nhất chiếm đến 64% trong tổng phát thải CH4 của TP. HCM. Theo ước tính hiện nay TP. HCM có khoảng 7,3 triệu chiếc xe gắn máy chiếm hơn 90% lượng phương tiện giao thông đường bộ tại TP. HCM, và đối với xe gắn máy có hệ số phát thải CH4 cao nhất trong các loại xe còn lại, ví dụ trong đường nội thị chính và nội thị phụ là 0,5936 g/km.xe. Vì vậy cho nên phát thải CH4 từ xe gắn máy chiếm 64% tổng phát thải các nguồn.
Phát thải CH4 chỉ có từ bay hơi của các xe sử dụng nhiên liệu là xăng. Trong phát thải bay hơi CH4 chia làm 3 loại phát thải bay hơi nhỏ: hot sock (sốc nhiệt), running losses (xe chạy) và diurnal losses (phát thải do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm (Bang et al., 2014), kế tiếp là nguồn sinh học chiếm 32%. Phần còn lại là các nguồn khác, không đáng kể.
- Đối với bụi tổng thì khá phức tạp. Có khá nhiều nguồn đóng góp quan trọng vào vấn đề ô nhiễm bụi của TP. HCM. Phát thải từ hoạt động giao thông như phát thải từ khí thải xe mô tô, xe máy và từ mặt đường khi xe chạy, chiếm cao nhất chiếm đến 37,7% trong tổng phát thải bụi của TP. HCM; và hộ gia đình chiếm 11,4%, công trình xây dựng chiếm 9%, cửa hàng, bãi vật liệu xây dựng chiếm 7.8%, bến cảng chiếm 5%. Phần còn lại là các nguồn khác, không đáng kể.

 

2. Bài báo: Q.Bang. HO, Vu Hoang Ngoc Khue, Nguyen Thoai Tam, Kristofer Lasko. 2018. Air pollution emission inventory and air quality modeling for Can Tho City, Mekong Delta, Vietnam. Air Quality, Atmosphere & Health, pp 1–13. (SCIE, IF: 3.18).
Mục tiêu và xác định Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí cho từng chất tại TP. Cần Thơ. NMVOC có tải lượng cao nhất (209.000 tấn/năm) và SO2 có tải lượng nhỏ nhất (1.733 tấn/năm). So sánh tỷ lệ phát thải cho từng chất từ 4 nguồn, giao thông góp phần chính trong phát thải CO (75%), NMVOC (93%) và một phần CH4 (33,68%) và NOx (48,14%) chủ yếu từ xe găn máy, trong khi đó nguồn điểm góp phần chính trong phát thải bụi (60,5%), một phần SO2 (41,49%) và NOx (30,6%); nguồn diện phát thải một lượng đáng kể CH4 (57,19%) từ hoạt động đốt rơm rạ và nấu ăn hộ gia đình; nguồn sinh học chủ yếu phát thải CH4 và đóng góp vào 33% trong tổng phát thải CH4.


3. Ho Quoc Bang, Vu H.N. Khue. 2019. Urban air pollution chapter, Air Pollution - Monitoring, Quantification and Removal of Gases and Particles Book. Intech Publisher. 2019
Hiện nay chưa có hướng dẫn và tài liệu của Trung ương về phương pháp kiểm kê khí thải cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên APAC đã tiếp cận Quốc tế thông qua các dự án CASC của GIZ 2009-2015 đã xây dựng thành công phương pháp kiểm kê khí thải cho các thành phố/tỉnh thuộc các nước đang phát triển thông qua nghiên cứu:
Nghiên cứu này đã kết hợp 2 phương pháp Bottom-up và top-down để kiểm kê khí thải cho thành phố/tỉnh cho tất cả các nguồn phát thải: Nguồn giao thông đường bộ bằng mô hình EMISENS, nguồn giao thông đường biển mô hình SPD/GIZ, phát thải công nghiệp bằng phương pháp hệ số phát thải của AP42/US-EPA.


4. Quoc Bang Ho, Hoang Ngoc Khue Vu, Thoai Tam Nguyen, Thi Thuy Hang Nguyen, Dung V.N. 2019. Modeling of air pollution and assessing impacts of air pollution on human health: Tra Vinh, Vietnam. International Journal of Environmental Sciences & Natural Resources (IJESNR). Volume 19 Issue 3 - May 2019. DOI: 10.19080/IJESNR.2019.19.556011. (ISI )  

Ô nhiễm không khí hiện nay khá nặng và càng ngày ô nhiễm, một trong những nguyên nhân là do nhận thức và kiến thức về ô nhiễm không khí chưa cao. Nên có ít giải pháp và chưa hiệu quả để giảm ô nhiễm không khí. Vì vậy cần có các nghiên cứu và công bố tác động ô nhiễm không khí đến sức khỏe. APAC đã thực hiện dự án “Mô phỏng và đánh giá chất lượng không khí của trung tâm nhiệt điện tỉnh Trà Vinh, Việt Nam” và dự án “Đánh giá tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng: trung tâm nhiệt điện tỉnh Trà Vinh, Việt Nam”. Thời gian thực hiện: 2017-2018. Mục tiêu (i) Tính toán tác động của ô nhiễm không khí do 2 nhà máy nhiệt điện đang vận hành Duyên Hải 1 và Duyên Hải 3 thuộc Trung Tâm nhiệt điện tỉnh Trà Vinh đến sức khỏe cộng đồng; (ii) Tính toán tác động của ô nhiễm không khí do 2 dự án nhiệt điện sẽ vận hành Duyên Hải 2 và Duyên Hải 3-mở rộng đến sức khỏe cộng đồng thông qua 3 nhóm bệnh tử vong do bệnh ung thư phổi (lung cancer), bệnh liên quan tim – phổi (Cardio – pulmonary), bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mãn tính (ischemic heart disease (IHD).
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình TAPM-CALPUFF để mô phỏng khí tượng và mô phỏng lan truyền ONKK, mô hình BENMAP, US-EPA dùng như một công cụ để đánh giá tác động sức khỏe, và giá trị kinh tế liên kết với những thay đổi trong ô nhiễm không khí xung quanh. Nó thực hiện chức năng này bằng cách chạy mô hình với mô đun tác động sức khỏe, liên quan một sự thay đổi trong nồng độ của một chất gây ô nhiễm không khí với một sự thay đổi trong tỷ lệ mắc bệnh. Đầu vào cho các chức năng tác động sức khỏe thông thường bao gồm: (i) Sự thay đổi trong mức độ ô nhiễm không khí môi trường xung quanh; (ii) Số liệu nền về nghiên cứu ảnh hưởng ÔNKK đến sức khỏe; (iii) Cơ sở dữ liệu về tỷ lệ mắc bệnh; (iv) Số người tiếp xúc.

Hình 1. Bản đồ lan truyền PM2.5 trung bình cao nhất 1 giờ trong năm bằng mô hình CALPUFF.

Hình 2. Bản đồ phân bố số ca tử vong liên quan bệnh ung thư phổi do PM2.5. Thang màu là tỷ lệ tử vong khác nhau.

5. Bài báo: Vu Hoang Ngoc Khue and Ho Quoc Bang. 2019. An altenative method for development Air Quality Management Plan. European Journal of Urban Environment (ISI). Nghiên cứu này đã mô phỏng lan truyền ô nhiễm không khí (TAPM-CTM) và xây dựng giải pháp giảm ô nhiễm không khí cho Tp. HCM: Sau khi nghiên cứu và đánh giá các giải pháp ưu tiên được chọn theo thứ tự ưu tiên có thể thực hiện trong năm 2019 – 2020, 03 giải pháp. Có thể thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2022 gồm có 05 giải pháp và có thể thực hiện trong năm 2022 - 2025 gồm có 5 giải pháp.

1. Kiểm tra khí thải đột xuất xe cơ giới đang lưu hành

2. Tăng cường trang thiết bị cho thanh tra và kiểm soát ô nhiễm không khí ở Sở TNMT và tiếp tục kiểm tra giám sát các nhà máy tuân thủ quy định về xả thải khí thải.

3. Nâng cao nhận thức cộng đồng về ô nhiễm không khí

4. Kiểm tra khí thải xe gắn máy đang lưu hành

5. Thực hiện thí điểm Dự án cải thiện giao thông công cộng

6. Đánh giá, thiết kế và thực hiện dự án thử nghiệm Hệ thống chia sẻ xe đạp

7. Chuyển đổi nhiên liệu sử dụng cho các hoạt động nấu ăn/dân sinh và cung cấp bếp sạch: dự án trung hạn, 2022 

8. Nghiên cứu và xây dựng bản đồ phân vùng tiếp nhân khí thải cho Tp. HCM

9. Điều tra, rà soát thống kê số lượng xe máy đã qua sử dụng,xe mô tô, xe gắn máy ba bánh, bốn bánh vận tải hành khách và hàng hóa, tiến tới xác định xe không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và ngưng hoạt động các loại phương tiện này.

10. Đánh giá tổng thể hoạt động đốt nhiên liệu sử dụng lò hơi trong Công nghiệp, đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí trong hoạt động công nghiệp

11. Đầu tư hệ thống quan trắc chất lượng không khí tự động TP.HCM 9 trạm

12. Cập nhật và cải thiện công tác Kiểm kê các nguồn phát thải

13. Đầu tư phòng thí nghiệm quan trắc ô nhiễm không khí 

 

6. Ngoài ra APAC cũng đã nghiên cứu các vấn đề mùi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bài báo: Hồ Minh Dũng, Vũ Hoàng Ngọc Khuê, Hồ Quốc Bằng, 2019. Air quality modeling and abatement strategy for livestock activities: a case of Ba Ria - Vung Tau province, Vietnam. European Journal of Urban Environment. 


7. Bên cạnh những nghiên cứu do APAC chủ trì, nhóm nghiên cứu cũng tham gia phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước thực hiện một số nghiên cứu: Bài báo: Duc, H. N., Bang, Quoc Ho., & Quang, N. X. (2018). Influence of the Pacific and Indian Ocean climate drivers on the rainfall in Vietnam. International Journal of Climatology, 38(15), 5717-5732. (ISI journal, IF: 3.601) 


Biến đổi khí hậu là một trong vấn đề lớn đã và đang tác động mạnh mẽ đến Việt Nam nói chung và Tp. HCM nói riêng, APAC cũng đã có những nghiên cứu và công bố liên quan đến đánh giá tác động BĐKH đến mưa tại Việt Nam, các dự án JICA, Nhật Bản liên quan giảm khí nhà kính theo Thỏa thuận Paris 2015…
Kết quả cho thấy ENSO, IPO và IOD và sự tương tác của chúng có vai trò rất nhỏ trong việc ảnh hưởng đến lượng mưa ở miền bắc Việt Nam nhưng chúng có một số ảnh hưởng đến lượng mưa ở miền trung và miền nam Việt Nam.

 

Hình 3. Ảnh hưởng của trình điều khiển khí hậu đối với lượng mưa tại các địa điểm khác nhau ở Việt Nam.