Phòng Viễn thám và Hệ thống Thông tin Địa Lý (Departement of Remote Sensing and Geospatial Information System – RSGIS). Phòng RSGIS tiền thân là Phòng Geoinformatics được thành lập từ năm 2001, nghiên cứu ứng dụng hệ công cụ (Thống kê - GIS - Viễn Thám – Mô hình mô phỏng - Mô hình tối ưu và Phân tích chính sách) hỗ trợ cho việc ra các quyết định liên quan đến sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Lãnh đạo Phòng
|
Họ và tên: TS. NGUYỄN HẢI ÂU Chức vụ: Trưởng phòng Email: haiau@hcmier.edu.vn haiauvtn@gmail.com Điện thoại: 0989.11.52.80 |
Nhân sự chủ chốt
|
LÊ TÂN CƯƠNG |
|
PHẠM THỊ TUYẾT NHI |
|
TẤT HỒNG MINH VY |
Tập thể phòng
Chức năng nhiệm vụ
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát và theo dõi biến động môi trường và tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu vùng và địa phương.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong việc tích hợp thông tin không gian, xây dựng và giải quyết các bài toán về quy hoạch tổng thể, các thông số về môi trường, tài nguyên thiên nhiên cũng như tai biến tự nhiên;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường cho các vùng lãnh thổ, địa phương;
- Phát triển các phần mềm quản lý CSDL phục vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường;
- Sử dụng Flycam khảo sát địa hình, hiện trạng môi trường của vùng rộng lớn, phục vụ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Nghiên cứu ứng dụng hệ công cụ (Thống kê - GIS - Viễn Thám – Mô hình mô phỏng - Mô hình tối ưu và Phân tích chính sách) hỗ trợ cho việc ra các quyết định liên quan đến sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường.
Hướng nghiên cứu chính
- Ứng dụng Phương pháp thống kê đa biến, Viễn thám, GIS, mô hình hóa trong đánh giá chất lượng môi trường.
- Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường nước, tài nguyên khoáng sản
- Quan trắc môi trường, tài nguyên nước và quản lý tổng hợp lưu vực sông.
- Nghiên cứu xác định phạm vi, mức độ và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do hoạt động kinh tế;
- Viễn thám và GIS ứng dụng trong khoa học trái đất và môi trường tài nguyên
- Viễn thám nhiệt đánh giá biến đổi khí hậu, hỗ trợ quy hoạch và quản lý đô thị
- GIS phân tích, mô phỏng các quá trình môi trường và hệ sinh thái, tài nguyên
Các kết quả/thành tựu nổi bật đã đạt được hoặc đang thực hiện
Các đề tài, dự án đã và đang thực hiện
Trong giai đoạn từ 2006 đến 2013, Phòng Viễn thám và Hệ thống Thông tin Địa Lý đã thực hiện 20 đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu khoa học từ cấp bộ, cấp tỉnh, cấp sở, ban ngành. Các đề tài/nhiệm vụ tiêu biểu gồm:
1. Đề tài Cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo diễn biến rừng ngập mặn huyện Cần Giờ dướic tác động của các yếu tố môi trường”. Thời gian thực hiện: 2009-2010.
2. Đề tài Cấp Viện “Nghiên cứu xây dựng mối liên hệ giữa yếu tố thủy văn với một số loài thực vật phổ biến của rừng ngập mặn huyện Cần Giờ”. Thời gian thực hiện: 2008-2010.
3. Đề tài cấp Đại học Quốc gia TP.HCM “Ứng dụng viễn thám nhiệt bổ sung thông tin bản đồ thảm phủ một khu vực”. Thời gian thực hiện: 2006-2007.
4. Đề tài Cấp Bộ KH&CN “Nghiên cứu tác động của quá trình phát triển đô thị đến nhiệt độ bề mặt khu vực đô thị phía Bắc thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp viễn thám và GIS”. Thời gian thực hiện: 2006-2008.
5. Đề tài cấp Đại học Quốc gia TP.HCM “Ứng dụng viễn thám nghiên cứu tác động của phát triển đô thị và các thay đổi bề mặt đất đến xu thế khí hậu đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Thời gian thực hiện: 2009-2010.
6. Đề tài Cấp Tỉnh “Xây dựng hệ dữ liệu tài nguyên - môi trường tỉnh Bình Dương phục vụ công tác quy hoạch, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững”. Thời gian thực hiện: 2009-2010.
7. Đề tài cấp Đại học Quốc gia TP.HCM “Nghiên cứu ứng dụng viễn thám giám sát chất lượng không khí (thành phần bụi) trên khu đô thị, thử nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh”. Thời gian thực hiện: 2011-2012.
8. Đề tài Cấp Tỉnh “Nghiên cứu ứng dụng GIS phục vụ công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. Thời gian thực hiện: 2011-2013.
9. Dự án Cấp Tỉnh “Ứng dụng công nghệ thông tin (GIS) trong hoạt động quản lý tài nguyên khoáng sản tỉnh Bình Dương”. Thời gian thực hiện: 2011-2013.
10. Đề tài Cấp Viện “Nghiên cứu ứng dụng mô hình toán (NAM và MIKE BASIN) trong quản lý tài nguyên nước (thử nghiệm trên lưu vực sông Bé) Thời gian thực hiện: 2009-2010.
11. Dự án Cấp Tỉnh “Thiết kế phương án PHMT tại các khu vực đã và đang khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”. Thời gian thực hiện: 2009-2012.
12. Đề tài cấp Đại học Quốc gia TP.HCM “Ứng dụng phần mềm HSPF trong đánh giá mức độ ô nhiễm chất lượng nước sông gây ra bởi các nguồn thải phân tán và nguồn thải tập trung. Nghiên cứu điển hình: Lưu vực sông Trà Phí, rạch Tây Ninh”. Thời gian thực hiện: 2010-2011.
13. Nhiệm vụ ấp Tỉnh “Nhiệm vụ xác định nguyên nhân, phạm vi, mức độ chịu ảnh hưởng về môi trường trên lưu vực sông Chà Và, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Thời gian thực hiện: 2013.
14. Đề tài Cấp Tỉnh “Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2012-2020”. Thời gian thực hiện: 2012-2013.
15. Đề tài Cấp Tỉnh “Nghiên cứu tác động của BĐKH, mực nước biển dâng đến cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An và đề xuất các giải pháp ứng phó”. Thời gian thực hiện: 2011-2013.
16. Nhiệm vụ ấp Tỉnh “Nhiệm vụ xác định nguyên nhân, phạm vi, mức độ chịu ảnh hưởng về môi trường trên lưu vực rạch Bà Chèo, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai”. Thời gian thực hiện: 2012.
17. Đề tài Cấp Thành phố “Nghiên cứu xây dựng quy định về phân vùng các nguồn tiếp nhận nước thải trên địa bàn TPHCM”. Thời gian thực hiện: 2011-2012.
18. Đề tài Cấp Thành phố “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường khu đô thị mới Nam Sài Gòn hướng tới một đô thị bền vững”. Thời gian thực hiện: 2011-2012.
19. Đề tài Cấp Tỉnh “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước các tuyến sông, kênh, rạch chính trên địa bàn tỉnh Long An”. Thời gian thực hiện: 2010-2011.
20. Nhiệm vụ của Tổng Cục Môi trường “Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường và thiệt hại về kinh tế, môi trường do hành vi gây ô nhiễm của Công ty Vedan và các doanh nghiệp trên lưu vực sông Thị Vải”. Thời gian thực hiện: 2009-2010.
Trong khoảng thời gian 05 năm từ 2014 đến 2019, Phòng Viễn thám và Hệ thống Thông tin Địa Lý đã thực hiện 15 đề tài/nhiệm vụ nghiên cứu khoa học từ cấp bộ, cấp tỉnh, cấp sở, ban ngành. Các đề tài/nhiệm vụ tiêu biểu gồm:
1. Dự án “Vận hành mạng quan trắc nước dưới đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (trừ huyện Côn Đảo) giai đoạn 2018-2019” – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian thực hiện: 2018-2019.
2. Dự án “Vận hành mạng quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, giai đoạn 2018-2019” – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian thực hiện: 2018-2019.
3. Dự án “Vận hành mạng quan trắc nước dưới đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (trừ huyện Côn Đảo) giai đoạn 2016-2017” – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian thực hiện: 2016-2017.
4. Dự án “Vận hành mạng quan trắc tài nguyên nước trên địa bàn huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, giai đoạn 2017-2018” – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Thời gian thực hiện: 2017-2018.
5. Đề tài cấp Đại học Quốc gia TP.HCM “Nghiên cứu xây dựng khung hệ hỗ trợ ra quyết định quản lý chất lượng nước lưu vực sông - Nghiên cứu điển hình sông Thị Tính, tỉnh Bình Dương”. Thời gian thực hiện: 2015-2016.
6. Đề tài cấp huyện “Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Thời gian thực hiện: 2015-2016.
7. Đề tài cấp huyện “Xây dựng đề án tổng thể bảo vệ môi trường huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Thời gian thực hiện: 2015-2016.
8. Đề tài cấp tỉnh “Ứng dụng mô hình toán đánh giá khả năng tự làm sạch của kênh rạch chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”. Thời gian thực hiện: 2015.
9. Đề tài cấp tỉnh “Điều tra, đánh giá hiện trạng các nguồn thải và phân vùng xả nước thải vào các sông chính trên địa bàn tỉnh Long An”. Thời gian thực hiện: 2015-2016.
10. Đề tài cấp thành phố Hồ Chí Minh “Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ ra quyết định phục vụ quản lý tài nguyên nước mặt lưu vực sông Sài Gòn trong bối cảnh thiếu hụt nguồn nước và biến đổi khí hậu”. Thời gian thực hiện: 2014-2015.
11. Đề tài NCKH loại C cấp ĐHQG TP.HCM “Ứng dụng tích hợp phương pháp thủy địa hóa, phân tích đa biến và kỹ thuật địa thống kê đánh giá nhiễm mặn các tầng chứa nước dưới đất vùng ven biển – Nghiên cứu điển hình tầng chứa nước dưới đất Pleistocen địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Thời gian thực hiện: 2018-2019.
12. Nhiệm vụ cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng đề án bảo vệ môi trường khu vực Tân Hải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Thời gian thực hiện: 2014.
13. Nhiệm vụ cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng đề án bảo vệ môi trường khu vực Cửa lấp, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”. Thời gian thực hiện: 2015.
14. Đề tài cấp Đại học Quốc gia TP.HCM “Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp BVMT nước biển ven bờ khu vực Đông nam bộ phù hợp phát triển KRXH, ứng phó các sự cố môi trường và biến đổikhí hậu”. Thời gian thực hiện: 2018-2019.
15. Nhiệm vụ cấp tỉnh “Điều tra, phân loại các nguồn thải và xây dựng công cụ hỗ trợ quản lý, kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Thời gian thực hiện: 2018-2019.
Công bố khoa học
Trong giai đoạn từ 2006 đến 2013, Phòng Viễn thám và Hệ thống Thông tin Địa Lý đã công bố 5 bài báo quốc tế và 9 bài báo trong nước, 12 bài đăng trên kỷ yếu Hội nghị quốc tế. Tiêu biểu như thống kê dưới đây:
Các bài báo quốc tế
1. Ecological risk assessment of a coastal zone in Southern Vietnam: Spatial distribution and content of heavy metals in water and surface sediments of the Thi Vai Estuary and Can Gio Mangrove Forest. Marine Pollution Bulletin
2. Ho Tong Minh Dinh, Le Van Trung, Tran Thi Van. 2007. Surface Emissivity in Determining Land Surface Temperature. International Journal of Geoinformatics, vol. 3 (4).
3. Nguyen Van De, Ian Douglas, Julia McMorrow, Sarah Lindley, Dao Kim Nguyen Thuy Binh, Tran Thi Van, Le Huu Thanh, and Nguyen Tho. 2008. Erosion and Nutrient Loss on Sloping Land under Intense Cultivation in Southern Vietnam, Geographical Research, 46(1), pp. 4-16.
4. Dao Kim Nguyen Thuy Binh, Le T.V. Phuong, Ian Douglas, Nguyen Van De, Julia McMorrow, Sarah Lindley, Tran Thi Van, Le Huu Thanh, and Nguyen Tho. 2008. Local Knowledge and Economic Realities affecting Soil Erosion in the Rach Rat Catchment, Vietnam, Geographical Research, 46(1), pp.17-26.
5. Tran Thi Van, Ha Duong Xuan Bao. 2010. Study of the Impact of Urban Development on Surface Temperature Using Remote Sensing in Ho Chi Minh City, Northern Vietnam, Geographical Research: Journal of the Institute of Australian Geographers, 48(1), pp. 86-96.
Các bài báo trong nước
1. Trần Thị Vân. 2006. Ứng dụng viễn thám nhiệt khảo sát đặc trưng nhiệt độ bề mặt đô thị với sự phân bố các kiểu thảm phủ ở TPHCM, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, đặc san Môi trường và Tài nguyên, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, Vol.9, pp. 70-74.
2. Trần Thị Vân. 2008. Đô thị hoá và chất lượng môi trường đô thị từ Viễn thám các Mặt Không thấm: Trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, chuyên san Khoa học Trái đất và Môi trường, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, Vol. 11, pp. 66-78.
3. Trần Thị Vân. 2008. Đô thị hoá và chất lượng môi trường đô thị từ Viễn thám các Mặt Không thấm: Trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Sách “Bảo vệ Môi trường và Phát triển bền vững“, Tuyển tập các công trình khoa học và hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập VACNE 1988-2008, NXB Khoa học và Kỹ thuật, pp. 696-704.
4. Trần Thị Vân, Hoàng Thái Lan, Lê Văn Trung. 2009. Nghiên cứu xác định nhiệt độ bề mặt đô thị bằng phương pháp viễn thám nhiệt, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, chuyên san Kỹ thuật – Công nghệ, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, tập12, số 4, pp. 107-120.
5. Trần Thị Vân, Hoàng Thái Lan, Lê Văn Trung. 2009. Phương pháp viễn thám nhiệt trong nghiên cứu phân bố nhiệt độ bề mặt đô thị, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, NXB Khoa học TN&CN thuộc Viện KH&CN Việt Nam, tập31, số 2, pp. 168-177.
6. Trần Thị Vân. 2010. Đảo nhiệt đô thị dưới tác động của đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh từ dữ liệu viễn thám, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, chuyên san Khoa học Trái đất và Môi trường,“Kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường”, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, tập 13, số M2, pp. 103-117.
7. Trần Thị Vân. 2011. Ứng dụng viễn thám và GIS giám sát đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua các mặt không thấm, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, tập 14, số M1, pp. 65-76.
8. Trần Thị Vân, Hoàng Thái Lan, Lê Văn Trung. 2011. Nghiên cứu thay đổi nhiệt độ bề mặt đô thị dưới tác động của quá trình đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp viễn thám, Tạp chí Các khoa học về Trái đất, NXB Khoa học TN&CN thuộc Viện KH&CN Việt Nam, tập 33, số 3, pp. 347-359.
9. Trần Thị Vân, Trịnh Thị Bình, Hà Dương Xuân Bảo. 2012. Nghiên cứu khả năng giám sát ô nhiễm bụi trên khu vực đô thị bằng công nghệ viễn thám nhằm hỗ trợ quan trắc môi trường không khí, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, chuyên san Khoa học Trái đất và Môi trường, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, tập 15, số M2, pp. 32-47.
Các bài đăng trên kỷ yếu Hội nghị Quốc tế
1. A systems ecology approach based on the combination of remote sensing and process modeling and its application to mangrove ecosystem in Vietnam. International Conference on The Future of Biodiversity, Giessen, Germany, 2010.
2. Geoinformatics application in building dataset of natural resources and environment for regional management – Case study Nhabe Cangio districts, Hochiminh City, Vietnam. Colloque International: “Application de la teledetection des SIG et des GPS pour la reduction des risques naturels et le développement durable”, 2006.
3. Tran Thi Van. November 2006. Urban expasion and loss of agricultural land of the North of Ho Chi minh City: A GIS and remote sensing approach, The International Symposium GIS-IDEAS 2006, pp. 360-364, 9-11, Ho Chi Minh City, Vietnam.
4. Tran Thi Van. September 2007. Stress of Imperviousness on Urban Environment under Urbanization Process: A Remote Sensing Approach, Proceedings of the 7th General Seminar of Core University Program titled “The 4th Seminar on Environmental Science and Technology Issues Related to the Sustainable Development for Urban and Coastal Area”, pp.194-199, 27 – 29, Danang City, Vietnam.
5. Tran Thi Van. October 2008. Land Cover Mapping Through Relationship of Thermal Properties and Vegetation Indices, Proceedings of the 14th International Conference and exhibition on GIS, GPS, Remote Sensing and allied technologies and applications (GISpro 2008), 21-23, Ho Chi Minh City, Vietnam.
6. Tran Thi Van, Trinh Thi Binh. 2008. Shoreline Change Detection to Serve Sustainable Management of Coastal Zone in Cuu Long Estuaries, Proceedings of the International Symposium GIS-IDEAS 2008, Hanoi, Vietnam, pp. 4-6.
7. Tran Thi Van. 2009. Relationship of thermal properties and vegetation indices in remote sensing land cover mapping, Proceedings of The 30th Asian Conference on Remote Sensing (ACRS2009) on CD-ROM, Beijing, China, 19-23.
8. Tran Thi Van, Le Van Trung, Hoang Thai Lan. 2009. Application of Thermal Remote Sensing in Study on Surface Temperature Distribution of Ho Chi Minh City, E proceedings of The 7th FIG Regional Conference "Spatial Data Serving People: Land Governance and the Environment - Building the Capacity”, 19-22 October 2009, Hanoi, Vietnam.
9. Tran Thi Van, Le Van Trung, Hoang Thai Lan. 2010. Research On The Change of Urban Surface Temperature Under Impact of Urbanization In Hochiminh City By Using Remote Sensing Data, E-proceedings of The 31th Asian Conference on Remote Sensing (ACRS2010), 1-5, Hanoi, Vietnam.
10. Tran Thi Van, Hoang Thai Lan, Le Van Trung. 2010. The Change of Urban Surface Temperature Under Impact of Urbanization in Hochiminh City, Proceedings of The 2nd VNU-HCM International Conference for Environment and Natural Resources (ICENR 2010) Theme “Environmental Protection for Urban and Industrial Zones in adaptation to Climate Change, 2-3, Hochiminh City, Vietnam.
11. Tran Thi Van, Trinh Thi Binh, Ha Duong Xuan Bao. 2012. Monitoring Urban Dust Pollution by Using Remote Sensing Method, Case Study in Ho Chi Minh City, Proceedings of the International Symposium GIS-IDEAS 2012, VNU-HCMC Publishing House, pp. 233-238, Hochiminh City, Vietnam, 18-19.
12. Tran Thi Van, Nguyen Hang Hai, Trinh Thi Binh. 2012. Urban Change Detection by Relationship of Thermal Properties to Vegetation Indices, Proceedings of the International Symposium GIS-IDEAS 2012, VNU-HCMC Publishing House, pp. 79-84, Hochiminh City, Vietnam, 18-19.
Trong 05 năm từ 2014 đến 2019, Phòng Viễn thám và Hệ thống Thông tin Địa Lý đã công bố 1 bài báo quốc tế và 5 bài báo trong nước, 3 bài đăng trên kỷ yếu Hội nghị quốc tế. Tiêu biểu như thống kê dưới đây:
Các bài báo quốc tế
• V. V. Nghi and N. H. Au, 2015. Assessment of the Water Transfer Capacity from Be River Basin through Phuoc Hoa Hydraulic-Works. CLEAN-Soil, Air, Water, vol. 43, pp. 645-651.
Các bài báo trong nước
1. Nguyễn Hải Âu, Hoàng Nhật Trường, Phạm Thị Tuyết Nhi, Tất Hồng Minh Vy, Phan Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Kiên Quyết, 2018. Application of groundwater quality index (GWQI) and principle component analysis (PCA) to assess the groundwater quality of Pleistocene aquifer in Tan Thanh district, Ba Ria–Vung Tau province. P107-115. Vol 2(2). Science & Technology Development Journal-Science of The Earth & Environment.
2. Nguyễn Hải Âu, Phạm Thị Tuyết Nhi, Tất Hồng Minh Vy, Trần Ngọc Thanh Hòa, 2018. Ứng dụng chỉ số chất lượng nước dưới đất và phân tích cụm đánh giá chất lượng nước dưới đất tầng Jura huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thuộc Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4: Giải pháp Khoa học Công nghệ và quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng hướng đến phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
3. Nguyễn Hải Âu, Phan Thị Khánh Ngân, Hoàng Thị Thanh Thủy, Phan Nguyễn Hồng Ngọc, 2017. Ứng dụng phân tích thống kê đa biến trong đánh giá chất lượng nước dưới đất huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Vol 20, Number 2M, pp 66-72. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ.
4. Phan Nguyễn Hồng Ngọc, Hoàng Thị Thanh Thủy và Nguyễn Hải Âu. 2017. Ứng dụng phương pháp phân tích cụm và phân tích biệt số đánh giá nhiễm mặn tầng chứa nước Pleistocen ở huyện Tân Thành, tỉnh BR-VT. Vol 2, pp 129-136. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
5. Lê Tân Cương, Nguyễn Văn Phước. 2018. Đánh giá nhận thức cộng đồng về quản lý tài nguyên, môi trường vùng đới bờ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đề xuất giải pháp cải thiện dựa vào cộng đồng.. Tạp chí Môi trường của Tổng cục Môi trường (B2017-24-01).
Các bài đăng trên kỷ yếu Hội nghị Quốc tế
1. N. H. Au, V. V. Nghi, and L. T. Hai, 2015. Application of mathematical model combined with GIS to determine the discharge limits on Thi Tinh river, Binh Duong province. Proceeding of International Workshop on Environment and Climate Change Challenge, Response and Lessons Learnt at the Ton Duc Thang University, Ho Chi Minh City, Vietnam, pp. 49-56. (ISBN: 978-0-646-94758-7).
2. Nguyễn Hải Âu, Vũ Văn Nghị, and Lê Thanh Hải. 2014. Bước đầu áp dụng kỹ thuật phân tích thống kê đa biến phân tích số liệu chất lượng nước lưu vực sông Thị Tính, Tỉnh Bình Dương. Vol. 52 (2B), p. 9. Tạp chí Khoa học và công nghệ của Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
3. Nguyễn Hải Âu, Vũ Văn Nghị, and Lê Thanh Hải. 2014. Diễn toán chế độ thủy văn, thủy động lực học và chất lượng nước cho lưu vực sông Thị Tính. vol. 52 (2B) (2014) 297-307, p. 10, 2014. Tạp chí Khoa học và công nghệ của Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Các đối tác hợp tác chính trong và ngoài nước
- Sở Tài nguyên và môi trường Bà Rịa – Vũng Tàu, Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM và các Sở ngành các tỉnh, thành phố: làm chuyên gia tư vấn thực hiện các đề án, phương án trong công tác bảo vệ môi trường và quản lý chất lượng tài nguyên nước.
- Sở Khoa học công nghệ TP.HCM và các tỉnh, thành phố khác: Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học theo đặt hàng hoặc để giải quyết các vấn đề cấp thiết cho thành phố, tỉnh...
Một số hình ảnh hoạt động
Hình 1: Nghiên cứu giải pháp phục hồi môi trường và cảnh quan sau khai thác khoáng sản (Ảnh: Phối cảnh mặt bằng sử dụng đất sau khai thác cụm mỏ VLSL Lộc An)
Hình 2: Báo cáo tham luận về “Nhu cầu tích trữ nước ngọt thích ứng hạn hán – xâm nhập mặn hộ gia đình và cấp cộng đồng tại tỉnh Bến Tre)
Hình 3: Quan trắc động thái tự nhiên các tầng chứa nước dưới đất, bơm thổi rửa và lấy mẫu phân tích chất lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh BRVT