Trang chủ Nghiên cứu khoa học Thông tin hoạt động KHCN

Nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các mô hình sản xuất công nông nghiệp theo hướng sinh thái khép kín ở ĐBSCL



Ngày 04/12/2019, tại phòng họp Viện Môi trường và Tài nguyên (cở sở Quận 10),đề tài loại B cấp ĐHQG “Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các mô hình sản xuất công nông nghiệp theo hướng sinh thái khép kín ở đồng bằng sông Cửu Long" đã được nghiệm thu loại Tốt. 


Đề tài  loại B cấp ĐHQG “Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các mô hình sản xuất công nông nghiệp theo hướng sinh thái khép kín ở đồng bằng sông Cửu Long" do TS. Đỗ Thị Thu Huyền thực hiện trong thời gian 18 tháng. 

 

 

 

Một số thông tin về đề tài: 

Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là áp dụng các công cụ phân tích hệ thống phù hợp phát triển và hoàn thiện mô hình công nông tích hợp (VACBNXT) để hướng tới có thể áp dụng cho chuỗi sản xuất công nông nghiệp kết hợp (integrated agro-industrial production chain) của nhiều ngành nghề và đối tượng khác nhau.

Mục tiêu cụ thể như sau:

- Đánh giá được hiện trạng xây dựng và áp dụng mô hình sản xuất theo hướng sinh thái cho chuỗi sản xuất ở ĐBSCL (nối tiếp mở rộng trên nền tảng các đối tượng mà nhóm tác giả đã nghiên cứu trước đó).

- Đánh giá được khả năng áp dụng mô hình sản xuất theo hướng sinh thái cho các chuỗi sản xuất này ở ĐBSCL.

- Cải tiến được mô hình VACBNXT đã đề xuất về mặt lý thuyết và thực tiễn để góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm cho chuỗi sản xuất, và hướng tới nhân rộng áp dụng mô hình cho nhiều đối tượng và qui mô khác nhau.

Kết quả đạt được:

Xây dựng bộ tiêu chí định hướng của mô hình giới thiệu mô hình VACBNXT

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, và dựa trên nền tảng mô hình VACBNXT với những tiềm năng trao đổi VC-NL và hạn chế khi áp dụng như đã phân tích kết hợp với hiện trạng các chuỗi sản xuất trên địa bàn ĐBSCL, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được bộ tiêu chí giúp định hướng xây dựng và phát triển mô hình công nông nghiệp theo hướng sinh thái khép kín cho các chuỗi sản xuất khu vực ĐBSCL. Gồm các nhóm tiêu chí như sau:

Bền vững về công nghệ: Lựa chọn công nghệ phù hợp với năng lực và điều kiện của người dân và được cộng đồng chấp nhận. Các giải pháp, kỹ thuật áp dụng gồm 07 tiêu chí: (1) Ngăn ngừa và giảm thiểu tại nguồn, (2) Kỹ thuật sinh thái, (3) Tái sử dụng, (4) Tái sinh, phục hồi; (5) Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (6) Xử lý cuối đường ống. 

Bền vững về môi trường: đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về BVMT của Pháp luật hiện hành gồm (1) Các dòng thải được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn, quy định hiện hành; (2) Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; (3) Sử dụng năng lượng hiệu quả; (4) Bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương; (5) Tận dụng điều kiện tự nhiên, đặc trưng sinh thái của khu vực để phát huy hiệu quả của mô hình.

Bền vững về kinh tế: Đảm bảo đáp ứng mọi chi phí, đặc biệt là chi phí đầu tư, vận hành và quản lý mô hình gồm 04 tiêu chí (1) Mô hình có chi phí đầu tư và chi phí vận hành hợp lý (phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân); (2) Mô hình tối thiểu sử dụng hóa chất, thiết bị; (3) Thu nhập người dân được đảm bảo và kinh tế hộ ổn định, bền vững; (4) Mô hình phải đảm bảo duy trì sinh kế của người dân.

Bền vững về xã hội: Mô hình có sự tham gia của cộng đồng và được cộng đồng chấp nhận gồm 03 tiêu chí (1) Mô hình có khả năng nhân rộng, tạo được việc làm mới và được cộng đồng chấp nhận; (2) Có sự tham gia của cộng đồng, mọi người tham gia vào đóng góp kinh phí, xây dựng mô hình cho gia đình mình, xây dựng công trình cho cộng đồng, tham gia vào việc lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, và quản lý vận hành công trình; (3) Đảm bảo môi trường ở khu vực dân cư được xanh- sạch.

Trong 04 nhóm tiêu chí trên thì nhóm tiêu chí “Bền vững về công nghệ” là có trọng số cao nhất vì nó quyết định thành bại của mô hình. Các tiêu chí về công nghệ này được đề xuất phù hợp với các chuỗi sản xuất chủ lực ở ĐBSCL, khi áp dụng cho các chuỗi sản xuất ở các khu vực khác sẽ khó áp dụng (ví dụ như không thể áp dụng cho chuỗi sản xuất liên quan đến hóa chất). 

Triển khai thí điểm mô hình cho hộ điển hình

Nghiên cứu đề xuất để hướng đến áp dụng mô hình cho đối tượng điển hình thuộc chuỗi sản xuất tinh bột gạo

Hộ : Nguyễn Văn B

Địa chỉ : Ấp Cây Trâm, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi

Ngành nghề : Sản xuất bánh tráng

Công suất : 1,5 tấn sản phẩm/ngày

Thời gian sản xuất : 6h – 18h

Lò hơi (củi) : 1.500 kg/h

Chăn nuôi (heo) : 150 con

Vườn cỏ (cỏ voi) : 1.200 m2

Lao động : 30 người

Mô hình tích hợp của hộ sản xuất bánh tráng

Triển khai thí điểm mô hình cho đối tượng điển hình thuộc chuỗi chế biến dừa

Hộ: Phạm Ngọc T.

Địa chỉ: 179A, ấp An Nhơn, xã Nhơn Thạnh, TP. Bến Tre

Mô tả: Hộ có công suất sản xuất thạch dừa thô khoảng 10 tấn/mẻ, chu kỳ mỗi mẻ là 3 ngày. Lượng nước thải trung bình khoảng 5-7 m3/ngày. Các đặc điểm của hộ như sau: nhà (N) khoảng 100 m2; xưởng sản xuất (X) khoảng 400 m2; mương nước (A): có 3 mương, mỗi mương rộng 3m, có 2 mương dài 40-50 m, 01 mương dài khoảng 60-70 m, sâu 1,2-1,5 m, tổng diện tích mương khoảng 420 m2; diện tích vườn (V) khoảng 2680 m2 trồng cam, bưởi, chanh. Hệ thống xử lý nước thải (T) công suất 10 m3/ngày.đêm theo công nghê: Nước thải -> Bể tác dầu -> Bể điều hòa -> Bể lọc kỵ khí vật liệu đệm -> Ao sinh học -> Bể khử trùng -> Nguồn tiếp nhận.

 Mô hình hiện hữu của hộ gồm các thành phần V, A, N, X, T. Đề hoàn thiện mô hình cần đầu tư 02 thành phần là C, B. T

Sơ đồ mô hình ngăn ngừa ô nhiễm tích hợp VACBNXCPT 

 

Hình ảnh khảo sát các hộ điển hình