Trang chủ Nghiên cứu khoa học Thông tin hoạt động KHCN

Nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình Tây Nam Bộ



Ngày 28/06/2021, Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình Tây Nam Bộ đề tài 24/2018/HĐ-KHCN-TNB.ĐT/14-19/C36 “Nghiên cứu mô hình sinh thái khép kín nhằm nâng cao chuỗi giá trị cho ngành chế biến thủy sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM.


     Hội đồng dưới sự điều hành của PGS.TS. Nguyễn Xuân Hoàn (Chủ tịch Hội đồng), 02 Ủy viên phản biện gồm PGS.TS Nguyễn Phước Dân (Trường Đại học Bách Khoa) và TS. Phan Thanh Lâm (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II) cùng các Ủy viên khác.

      TS. Trà Văn Tung (Chủ nhiệm đề tài) là thành viên trong nhóm nghiên cứu về Kỹ thuật và Hệ thống không phát thải trong Sản xuất Công - Nông nghiệp tại Việt Nam (Zero Emission Techniques and Systems in Agro-Industrial Production in Viet Nam - ZETSAIP), đây là nhóm nghiên cứu mạnh của Đại học Quốc gia Tp.HCM và là nhóm chủ trì thực hiện đề tài này.

     Sau hơn 02 năm thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhiều đợt khảo sát từ sơ bộ đến chi tiết để nắm rõ hiện trạng của ngành chế biến thủy sản tại khu vực ĐBSCL, từ đó làm cơ sở để đánh giá và đề xuất cũng như triển khai các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm góp phần nâng cao chuỗi giá trị cho ngành theo định hướng phát triển bền vững.

Kết quả nổi bật của đề tài gồm:

  • Những số liệu mới nhất, cập nhập đầy đủ cũng như những đánh giá về hiện trạng, tác động môi trường và dự báo của ngành chế biến thủy sản ở ĐBSCL giúp cho nhà quản lý cũng như những nhà kinh doanh nắm được bức tranh tổng thể của ngành.
  • Phương pháp luận để xây dựng và phát triển mô hình sinh thái khép kín nhằm nâng cao chuỗi giá trị cho ngành chế biến thủy sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Triển khai thành công 02 mô hình thí điểm với các giải pháp bảo vệ môi trường ở 02 nhà máy và vùng nuôi (cá tra và tôm) với hiệu quả tích cực về mặt môi trường, kinh tế, sinh kế và được Doanh nghiệp, người dân tích cực tham gia, địa phương đánh giá cao khả năng nhân rộng.
  • Những ấn phẩm khoa học (bài báo quốc tế) được đăng trên các tạp chi uy tín của thế giới với phương pháp luận mới mang tính khoa học cao trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
  • Những sản phẩm thực tế có khả năng thương mại hóa cao trong công nghiệp chế biến thủy sản để nâng cao chuỗi giá trị của ngành như: Chitin, dịch đầu tôm thủy phân, dịch cá thủy phân… với nhiều ứng dụng thực tế trong nhiều lĩnh vực.

Với các kết quả nghiên cứu đạt được và các sản phẩm vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn góp phần mang lại những hiệu quả thiết thực về mặt môi trường, về mặt kinh tế cho ngành chế biến thủy sản như trên, Hội đồng thống nhất nghiệm thu và đánh giá Đề tài đã hoàn thành các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đặt ra.

Một số hình ảnh quá trình thực hiện đề tài:

 

 

 

 

 

 

   

Hình – Quá trình khảo sát nhà máy và vùng nuôi của ngành chế biến thủy sản

 

 

 

  

 

  

 

  

 

   

Hình – Quá tình triển khai các mô hình thí điểm

 

   

 

  

Hình – Hội thảo phổ biến, thảo luận kết quả nghiên cứu của đề tài

 

  

 

 

    

Hình – Các sản phẩm có khả năng thương mại hóa trong các quy trình (dịch cá tra, dịch tôm, chitin, phân compost từ xác tôm, từ bùn đáy ao nuôi và từ bùn hệ thống xử lý nước thải)

 

 

Hình – Các ấn phẩm khoa học (bài báo quốc tế) là sản phẩm của đề tài

 

  

Hình – Hội đồng nghiệm thu được thực hiện theo hình thức họp online và giữ khoảng cách để tránh lây nhiễm Covid-19