Trang chủ Nghiên cứu khoa học Giới thiệu nghiên cứu KH

Giới thiệu hoạt động nghiên cứu khoa học



Nghiên cứu khoa học là hoạt động trọng tâm của Viện. Thời gian qua, Viện đã thực hiện rất nhiều đề tài, dự án khoa học công nghệ các cấp. Các hoạt động NCKH của Viện luôn gắn liền với các nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVMT trên quy mô cả nước và đã có những đóng góp tích cực đến công tác BVMT của các tỉnh phía Nam, đặc biệt là lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Bằng Sông Cửu Long


Giới thiệu chung

Thành tựu khoa học công nghệ của Viện

Là đơn vị nghiên cứu thành viên duy nhất của ĐHQG-HCM, trong thời gian qua Viện Môi trường và Tài nguyên đã triển khai nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả, phù hợp với đặc thù của viện. Viện luôn là đơn vị đạt nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đã thực hiện nhiều đề tài thuộc các nhiệm vụ công nghệ ở các cấp khác nhau: cấp Nhà nước, cấp Bộ (Đại học Quốc gia), cấp Thành phố, và các địa phương. Kết quả đạt được đã thể hiện được năng lực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ của tập thể cán bộ công nhân viên Viện, giúp quảng bá thương hiệu và nâng cao vị thế của Viện, đóng góp tích cực cho công tác nghiên cứu đỉnh cao phục vụ cộng đồng của ĐHQG-HCM. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ không chỉ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Viện, mà còn là điều kiện không thể thiếu được để làm cho quá trình đào tạo sau đại học phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời thông qua nghiên cứu khoa học đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy. 

Thời gian gần đây Viện đã triển khai cùng lúc nhiều đề tài cấp quốc gia, đánh dấu một sự chuyển biến tích cực về chất trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu đỉnh cao của đội ngũ cán bộ Viện. Điều này thể hiện rõ qua sự phát triển đột phá trong thành tích công bố khoa học quốc tế của Viện. Giai đoạn 2015-2020, công bố khoa học của Viện, đặc biệt là công bố quốc tế, tăng cao cả về chất lượng lẫn số lượng.

Bên cạnh các thành tích nghiên cứu đỉnh cao, hoạt động NCKH của Viện còn đóng góp tích cực trong công tác hỗ trợ cộng đồng, thể hiện qua kết quả triển khai thực tế, chuyển giao các sản phẩm nghiên cứu cho địa phương và người dân, phục vụ hữu hiệu cho công tác bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống… Các đề tài, nhiệm vụ KHCN của Viện được thực hiện trải dài từ các tỉnh thành Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM, Bà Rịa Vũng Tàu,  đến Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau… Kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho địa phương để đưa vào ứng dụng trong thực tế hoặc cung cấp cơ sở khoa học để các địa phương đưa ra các quyết định quan trọng trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường, hỗ trợ xây dựng chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường và tài nguyên. Nhiều nhiệm vụ gắn liền với các vấn đề môi trường cấp bách do địa phương đặt hàng liên quan đến các “điểm nóng” về môi trường được dư luận xã hội quan tâm. Thành tích khoa học của Viện đã được ghi nhận thông qua nhiều bằng khen, giải thưởng môi trường các cấp trung ương và địa phương. 

Các hoạt động NCKH của Viện trong thời gian qua đã tạo động lực hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh như các nhóm nghiên cứu về ô nhiễm không khí và BĐKH, công nghệ môi trường, quản lý môi trường, quản lý tài nguyên, thủy văn môi trường,… Trong đó “Nhóm nghiên cứu về kỹ thuật và hệ thống không phát thải” do GS.TS. Lê Thanh Hải làm trưởng nhóm đã được công nhận là một trong 09 nhóm nghiên cứu mạnh đầu tiên của toàn hệ thống ĐHQG-HCM.

Bên cạnh việc hoạt động nghiên cứu khoa học, Viện Môi Trường và Tài nguyên cũng luôn quan tâm đến công tác đưa ứng dụng tiến bộ KHKT vào trong đời sống. Đây là một hoạt động khá đặc thù của Viện, với lợi thế về chuyển giao công nghệ và cung cấp dịch vụ KHCN do có Trung tâm Công nghệ Môi trường (CEFINEA) – một trong những đơn vị có bề dày kinh nghiệm, có uy tín trong lĩnh vực tư vấn môi trường và xử lý chất thải. 

Các địa bàn nghiên cứu trọng tâm

a) Thành phố Hồ Chí Minh

Viện đã triển khai một số đề tài có ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo vệ môi trường ở TPHCM như:

  • Đánh giá thách thức và cơ hội triển phát triển hệ thống nước bền vững giảm nhẹ rủi ro ngập lụt tại TP.Hồ Chí Minh (Đề tài C2021-24-01);
  • Nghiên cứu đánh giá hiện trạng ô nhiễm BTEX và ứng dụng mô hình xác định đóng góp các nguồn thải, từ đó xây dựng giải pháp giảm ô nhiễm tại Thành phố Hồ Chí Minh (Đề tài: B2021-24-02);
  • Đánh giá ảnh hưởng của các nhà máy nhiệt điện Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đến chất lượng không khí thành phố Hồ Chí Minh (Đề tài C2021-24-03);
  • Nghiên cứu xác định tác động ô nhiễm đến sức khỏe cộng đồng và tính toán khả năng tiếp nhận khí thải từng khu vực thuộc TP.HCM, thời gian thực hiện từ tháng 06/2019 đến tháng 01/2021 (Đề tài B2020-24-01);
  • Nghiên cứu xây dựng quy trình tính toán khoảng cách cách ly vệ sinh đối với chăn nuôi – Áp dụng điển hình cho khu vực TP.HCM (Đề tài C2019-24-05);
  • Nghiên cứu xác định tác động ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng và tính toán khả năng tiếp nhận khí thải từng khu vực thuộc TP.HCM (Đề tài B2019-24-01);
  • Nghiên cứu xây dựng quy trình tính toán khoảng cách cách ly vệ sinh đối với chăn nuôi – Áp dụng điển hình cho khu vực TP.HCM (Đề tài C2019-24-05);
  • • Phát triển đường cong Cường độ mưa – Thời gian mưa – Tần suất mưa cho thành phố Hồ Chí Minh dưới tác động của Biến đổi khí hậu (Đề tài C2018-48-01);
  • Đánh giá mưa cực trị PMP đến ngập lụt TP.HCM (Đề tài C2018-48-02);
  • Nghiên cứu chế độ và diễn biến nồng độ ozone từ đó đề xuất biện pháp giảm thiểu nồng độ ozone trên địa bàn TP.HCM (Đề tài C2017-24-03);
  • Tổ chức quản lý sử dụng bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ tầm nhìn đến năm 2025 (Gói thầu số 20: Xây dựng và ứng dụng mô hình tính toán tối ưu hoá phục vụ công tác quản lý rừng đối với các kịch bản suy thoái rừng, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, thời gian thực hiện từ tháng 03/2020 đến tháng 12/2020);
  • Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính đối với các nhà máy sản xuất công nghiệp và các cao ốc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện từ tháng 09/2020 đến tháng 07/2021;
  • Nghiên cứu cải tạo nâng cấp hệ thống thoát nước nhằm kiểm soát ngập lụt do lượng mưa và triều cường tăng trong điều kiện biến đổi khí hậu trên địa bàn TP.HCM, thời gian thực hiện từ tháng 09/2019 đến tháng 01/2021;
  • Đề xuất các giải pháp trữ nước mưa góp phần quản lý ngập lụt bền vững cho TP. Hồ Chí Minh dưới tác động của tốc độ đô thị hóa và biến đổi khí hậu, thời gian thực hiện từ tháng 12/2020 đến tháng 12/2022.

b) Vùng Đông Nam Bộ

Ngoài TP.HCM, Viện cũng đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho các tỉnh khác thuộc Vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Thuận…

  • Nâng cao hiểu biết về ảnh hưởng của ô nhiễm vi nhựa kết hợp với hợp chất hữu cơ bền và mầm bệnh đến một số loài thủy sinh ở lưu vực sông Sài Gòn (Đề tài B2021-24-03) 
  • Nghiên cứu, xây dựng quy trình đánh giá rủi ro sinh thái vùng ven biển do sự cố môi trường từ lục địa thuộc vùng Đông Nam Bộ (Đề tài C2021-24-05)
  • Nghiên cứu lựa chọn cây trồng phù hợp trong điều kiện suy giảm Tài nguyên nước – Trường hợp điển hình cho huyện Hàm Tân, Bình Thuận (Đề tài C2020-24-08)
  • Nghiên cứu hoàn thiện hệ chuyên gia hỗ trợ lựa chọn các trình nhiệt theo hướng giảm phát thải cho ngành sản xuất bia, thực phẩm và mở rộng cho ngành kim loại. Nghiên cứu điển hình tại Bình Dương (Đề tài B2020-24-01);
  • Ứng dụng chỉ số chất lượng nước, phân tích cụm đánh giá chất lượng nước dưới đất tầng chứa nước Pleistocen địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và đề xuất giải pháp khai thác sử dụng hiệu quả (Đề tài C2019-24-04);
  • Ứng dụng tích hợp phương pháp thủy địa hóa, phân tích thống kê đa biến và kỹ thuật thống kê đánh giá nhiễm mặn các tầng chứa nước dưới đất vùng ven biển – nghiên cứu điển hình tầng chứa nước dưới đất Pleistocen địa bàn huyện Tân Thành  tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (Đề tài C2018-24-01);
  • Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp bảo vệ môi trường nước biển ven bờ khu vực Đông Nam Bộ phù hợp phát triển kinh tế xã hội, ứng phó các sự cố môi trường và biến đổi khí hậu (Đề tài B2017-24-01); 
  • Đề án thực hiện thí điểm một số mô hình tăng trưởng xanh quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, thời gian thực hiện từ tháng 04/2020 đến tháng 08/2020;
  • Xây dựng kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thời gian thực hiện từ tháng 02/2020 đến tháng 07/2020;
  • Điều tra, đánh giá nhiễm mặn các tầng chứa nước do tác động của biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng tại các khu vực ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời gian thực hiện từ tháng 02/2020 đến tháng 12/2020;
  • Gói thầu “Khảo sát, đánh giá hiện trạng sản xuất và sử dụng túi ni lông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thời gian thực hiện từ tháng 09/2020 đến tháng 12/2021;
  • • Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, thời gian thực hiện từ tháng 11/2020 đến tháng 04/2021;
  • Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước dưới đất đến thảm thực vật bề mặt trong phạm vi vùng cát ven biển tỉnh Bình Thuận, thời gian thực hiện từ tháng 09/2019 đến tháng 09/2021;

c) Đồng bằng Sông Cửu Long

Viện đã triển khai nhiều đề tài, nhiệm vụ NCKH lớn cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, tiêu biểu là các đề tài cấp nhà nước và đề tài thuộc chương trình Tây Nam Bộ như:

  • Đề tài KC.08.19/16-20 “Nghiên cứu xây dựng và triển khai một số mô hình giảm thiểu và xử lý chất thải phù hợp với các điều kiện tự nhiên đặc thù tại vùng nông thôn Đồng Bằng sông Cửu Long”
  • Đề tài 13/2018/HĐ-KHCN-TNB.ĐT/14-19/C25 “Nghiên cứu đề xuất mô hình không phát thải cho khu/ cụm dân cư nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long (đề tài nhà nước thuộc chương trình Tây Nam Bộ)”
  • Đề tài 24/2018/HĐ-KHCN-TNB.ĐT/14-19/C36 “Nghiên cứu mô hình sinh thái khép kín nhằm nâng cao chuỗi giá trị cho ngành chế biến thủy sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (đề tài nhà nước thuộc chương trình Tây Nam Bộ)”
  • Đề tài KHCN-TNB.ĐT/14-19/C19 “Nghiên cứu giải pháp chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng với hạn mặn vùng Tây Nam Bộ, nghiên cứu trường hợp điển hình tại tỉnh Bến Tre (đề tài nhà nước thuộc chương trình Tây Nam Bộ)”
  • Đề tài KHCN-TNB.ĐT/14-19/C11 “Nghiên cứu sự biến đổi môi trường sinh thái vùng hạ lưu sông Mekong thuộc lãnh thổ Việt Nam và đánh giá tác hại của các hoạt động kinh tế không được kiểm soát tại vùng thượng lưu sông Mekong (đề tài nhà nước thuộc chương trình Tây Nam Bộ)”
  • Các đề tài trên đã có đóng góp vào việc bảo vệ môi trường, phát triển sinh kế bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra còn có nhiều đề tài các cấp ĐHQG, cấp tỉnh được triển khai cho vùng Đồng bằng Sông Cứu Long: 
  • Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến bền vững sinh kế nông dân trồng lúa tỉnh An Giang và vấn đề di dân (Đề tài: B2021– 24- 04);
  • Cận dịch vụ sinh thái trong đánh giá khả năng điều tiết nước của vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long (Đề tài C2021-24-02)
  • Nghiên cứu đề xuất mô hình sinh thái có hiệu quả nhằm góp phần duy trì sinh kế bền vững cho người dân nông thôn đặc thù tại vùng nhiễm phèn, điển hình ở tỉnh Tiền Giang (Đề tài C2019-24-03);
  • Nghiên cứu đề xuất mô hình sinh thái có hiệu quả nhằm góp phần duy trì sinh kế bền vững cho người dân nông thôn đặc thù tại vùng nhiễm phèn ở Đồng (Đề tài C2019-24-03);
  • Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các mô hình sản xuất công nông nghiệp theo hướng sinh thái kép kín ở Đồng Bằng sông Cửu Long (Đề tài B2018-24-01);
  • Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm không khí để đánh giá khả năng tiếp nhận các nguồn ô nhiễm không khí – Áp dụng tại khu vực Thành phố Cần Thơ (Đề tài C2019-24-02);
  • Xây dựng bản đồ giá trị dịch vụ sinh thái của khu vực Bến Tre (Đề tài C2018-48-03)
  • Nghiên cứu các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho các cộng đồng dân cư nông thôn tỉnh An Giang gắn với sử dụng hợp lý Tài Nguyên, quản lý chất thải và bảo vệ môi trường, thời gian thực hiện từ tháng 12/2020 đến tháng 12/2022;
  • Quan trắc và giám sát môi trường (thực hiện cam kết môi trường) thuộc Dự án ệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, thời gian thực hiện từ năm 2019 đến năm 2020, thời gian thực hiện từ tháng 09/2019 đến tháng 12/2021;
  • Đánh giá khí hậu tỉnh Đồng Nai, thời gian thực hiện từ tháng 10/2020 đến tháng 03/2021;
  • Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổng hợp nhằm quản lý bền vững nguồn nước lưu vực kênh Năng, thời gian thực hiện từ tháng 10/2019 đến tháng 09/2021;
  • Quản lý nước ngầm bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu và kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, thời gian thực hiện từ tháng 12/2019 đến tháng 12/2021;
  • Nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường và đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường khu vực Khu bảo tồn biển Hòn Cau, thời gian thực hiện từ tháng 11/2020 đến tháng 12/2021;

Các lĩnh vực nghiên cứu chính

Các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Viện tập trung vào 3 nhiệm vụ chính: 

  • Nghiên cứu cơ bản: Viện đã triển khai được nhiều đề tài nghiên cứu cơ bản tập trung vào các lĩnh vực như nghiên cứu giải pháp tổng hợp bảo vệ môi trường nước biển ven bờ khu vực Đông Nam Bộ phù hợp phát triển kinh tế xã hội nhằm ứng phó các sự cố môi trường và biến đổi khí hậu; nghiên cứu về các mô hình sản xuất công nông nghiệp theo hướng sinh thái kép kín ở Đồng Bằng sông Cửu Long, mô hình mô phỏng sinh thái.... Ngoài ra, Viện vẫn đang tiếp nối các thành công trong hướng nghiên cứu áp dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sinh học trong đánh giá rủi ro sinh thái môi trường. Các hoạt động công bố khoa học trên các tạp chí khoa học chất lượng trong và ngoài nước đều xuất phát từ nguồn dữ liệu quan trọng thuộc các nghiên cứu cơ bản này chính.
  • Nghiên cứu chiến lược và chính sách về BVMT: Viện đang tiếp tục thực hiện các đề tài này gắn liền với các vấn đề môi trường bức xúc của địa phương, hỗ trợ cho công tác xây dựng chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường và tài nguyên như: Xác định cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước; hỗ trợ phân loại nguồn thải và vận hành mạng lưới quan trắc nước, không khí tại các địa phương; đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến sản phẩm, môi trường và sức khỏe con người; bảo tồn gen và đa dạng sinh học tại các tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ.....Các hoạt động NCKH của Viện luôn gắn liền với các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về BVMT trên quy mô cả nước và các vùng kinh tế quan trọng. 
  • Nghiên cứu phục vụ dịch vụ công ích nhà nước về BVMT: viện đã hỗ trợ tích cực cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quan trắc phân tích đánh giá hiện trạng môi trường cho các vùng và địa phương trong cả nước, đánh giá tác động môi trường và dự báo diễn biến môi trường cho các dự án công ích nhà nước…. Ngoài ra Viện cũng rất tích cực hỗ trợ các địa phương giải quyết các vấn đề môi trường thời sự, bức xúc. Các hợp tác này chủ yếu là hỗ trợ công tác chuyên môn về kiểm soát ô nhiễm, giải quyết khiếu kiện, hoặc giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương.

Các hướng nghiên cứu chính của Viện như sau:

Đánh giá chung:

Đánh giá chung về những thành tích nghiên cứu khoa học của Viện trong những năm qua có thể khái quát trong các điểm sau đây:

  • Viện đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, nhiệm vụ các cấp tại các tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, từ thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt Viện đã triển khai nhiều đề tài lớn thuộc các chương trình cấp nhà nước như đề tài KC 08, đề tài Tây Nam Bộ đóng góp đáng kể cho hoạt động nghiên cứu đỉnh cao phục vụ cộng đồng của ĐHQG, tạo thế mạnh và tăng cường uy tín của Viện trong hoạt động nghiên cứu khoa học
  • Các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu luôn gắn liền với các nhiệm vụ nhà nước, trong quá trình triển khai luôn kết hợp với thực tế địa phương nên các đề tài, nhiệm vụ đã có đóng góp nhất định đến công tác bảo vệ môi trường của các khu vực.
  •  Các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của Viện đã giúp đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Lưu vực sông Sài Gòn Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng bằng sông Cửu Long…
  • Viện đã làm tốt công tác chuyển giao công nghệ trong một số lĩnh vực môi trường đặc thù, giải quyết các vấn đề khó khăn của xã hội, đưa được nhiều tiến bộ khoa học áp dụng vào thực tiễn, góp phần BVMT ở các khu công nghiệp và đô thị. Viện đã thực hiện được vai trò cầu nối giữa ĐHQG-HCM và thực tiễn xã hội trong lĩnh vực BVMT;
  • Ngoài ra Viện còn góp phần đào tạo lực lượng cán bộ chuyên trách tại các địa phương. Phần lớn các học viên do Viện đào tạo từ bậc đại học đến cao học, tiến sỹ đã và đang giữ nhiệm vụ chủ chốt trong lĩnh vực Môi trường và Tài nguyên ở các địa phương các tỉnh thành phía Nam. Chính lực lượng cán bộ do Viện đào tạo đã và đang góp phần vào công tác quản lý Nhà nước về BVMT, tham gia công tác đào tạo tại các cơ quan đào tạo, thực hiện các dịch vụ BVMTtại các Công ty Môi trường ở các tỉnh phía Nam.
  • Cán bộ Viện đã đạt được nhiều thành tích đột phá thành tích công bố khoa học quốc tế. Đặc biệt trong năm 2019-2020, hoạt động công bố quốc tế của Viện tăng cao cả về chất lượng lẫn số lượng.