Trang chủ Tổ chức phòng ban Khối phòng Chuyên Môn

Phòng Quản lý Môi trường



Phòng Quản lý Môi trường được thành lập từ năm 2001, phòng có chức năng NCKH, chuyển giao công nghệ liên quan đến Quản lý môi trường đô thị và KCN


1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ 

  1. 1 Nghiên cứu khoa học 

 Hướng nghiên cứu chung

  • Nghiên cứu các giải pháp, kỹ thuật bền vững cho quản lý môi trường đô thị và KCN (cụ thể là: quản lý chất thải nguy hại, hệ thống không phát thải và quản lý môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý và kiểm soát ô nhiễm làng nghề...).

Hướng nghiên cứu nhánh

Gồm có 8 hướng nghiên cứu chủ yếu:

  • Nghiên cứu quản lý chất thải nguy hại;
  • Nghiên cứu về quản lý môi trường đô thị và công nghiệp
  • Nghiên cứu mô hình bền vững ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm QLMT làng nghề;
  • Nghiên cứu các giải pháp, mô hình giảm thiểu phát thải khí nhà kính
  • Nghiên cứu về sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng
  • Nghiên cứu về quy hoạch BVMT
  • Nghiên cứu các công cụ hỗ trợ đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
  • Nghiên cứu các giải pháp, kỹ thuật không phát thải, mô hình sinh thái khép kín trên cơ sở tận dụng điều kiện sẵn có cho các đối tượng là khu, cụm dân cư; chuỗi sản xuất v.v.

 1.2 Quản ngành đào tạo sau đại học

Tên ngành: Ngành quản lý Tài nguyên và môi trường

1.3 Dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ

  • Lập Đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, cam kết BVMT và đề án BVMT 
  • Xây dựng quy trình, thủ tục quản lý môi trường
  • Lập kế hoạch quản lý môi trường 
  • Đánh giá hiện trạng môi trường (đất, nước, nước ngầm, không khí)
  • Đánh giá phân loại chất thải
  • Kiểm toán chất thải, kiểm toán năng lượng
  • Đánh giá tiềm năng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng và đánh giá giảm thiểu chất thải
  • Xây dựng các phương án phục hồi, cải tạo môi trường, ứng phó sự cố môi trường và sự cố hoá chất 
  • Xây dựng và đề xuất các giải pháp xử lý chất thải nguy hại-

2.4 Hợp tác quốc tế

  • Đã và đang tham gia Dự án Asia – Uninet: với Cộng Hòa Áo (Austria) theo chương trình ASEA-UNINET (chi tiết tại: http://www.uibk.ac.at/asea-uninet/ ), trong đó chủ đề nghiên cứu là “Cleaner Production Technology and Zero Emission” (Sản xuất sạch hơn và Phát thải bằng không. Liên tục duy trì và có các hoạt động hàng năm từ 2005 đến nay.
  • Đã tham gia dự án Asia – Link (dự án VN/ASIALINK/011): Dự án này có mục đích là xây dựng chương trình đào tạo Cao học quốc tế nâng cao cho ngành quản lý môi trường (advanced international master program in environmental management and energy system management (chi tiết tại: http://www.am2e.ensmp.fr/). Các đối tác tham dự là các trường ĐH của Pháp (Ecole de mines des Paris, Insa de Lion), Balan (ĐH Cracow), Trung Quốc (ĐH Thanh Hoa) và Việt Nam (ĐH Quốc Gia TPHCM).
  • Ngoài ra còn tham gia các dự án hợp tác quốc tế khác trong khuôn khổ hợp tác khác với Viện Môi trường và Tài nguyên như: dự án Asia Foundation, dự án Việt Nam Thụy Sỹ,…

2. CÔNG BỐ

2.1 Công bố khoa học tiêu biểu

Công bố khoa học điển hình gần đây như sau:

2.2 Giải pháp hữu ích

  • Hệ thống xử lý chất thải dùng cho hộ gia đình làm nghề sản xuất tinh bột kết hợp chăn nuôi, số đơn 2-2015-00311 (đã chấp nhận đơn theo Quyết định số 69196/QĐ-SHTT)
  • Quy trình tích hợp xử lý nước thải cho hộ làm nghề sản xuất thạch dừa thô, số đơn 2-2015-00297 (đã chấp nhận đơn theo Quyết định số 76149/QĐ-SHTT)
  • Hệ thống thu hồi và xử lý chất thải từ sản xuất bánh tráng kết hợp chăn nuôi, số đơn 1- 2017-03439 (đã chấp nhận đơn theo Quyết định số 69443/QĐ-SHTT)
  • Giấy chứng nhận độc quyền tác giả “Phần mềm hỗ trợ kiểm toán năng lượng lồng ghép sản xuất sạch hơn  - ECPAST”, số 2536/2018/QTG

2.3 Sách, giáo trình

  •  Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải. “Quản lý chất thải nguy hại”, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội, 2006 (sách dành cho giảng dạy ĐH và Sau ĐH)
  • Lê Thanh Hải .“Quản lý môi trường các khu đô thị và công nghiệp”: Sách giáo trình điện tử, ĐH Quốc gia TP.HCM, 2006, (sách dành cho giảng dạy ĐH và Sau ĐH).
  • Lê Thanh Hải. “Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp”, Sách giáo trình điện tử, ĐH Quốc gia TP.HCM, 2007, (sách dành cho giảng dạy ĐH và Sau ĐH).
  • Lê Thanh Hải. “Hóa học, Sức khỏe và Môi trường”, Sách giáo trình điện tử, ĐH Quốc gia TP.HCM, 2007, (sách dành cho giảng dạy ĐH và Sau ĐH).
  • Nguyễn Văn Phước, Lê Thanh Hải, (Editors). Proceedings “1st International Conference on Environment and Natural Resources”, HCMCity, March, 17th – 18th 2008, Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TPHCM, 2008.
  • Lâm Minh Triết và nnk (tập thể tác giả). “Con người và môi trường”, NXB ĐH Quốc Gia TPHCM, 2009 (sách dành cho giảng dạy ĐH và Sau ĐH). 
  • Lê Thanh Hải .“Quản lý môi trường công nghiệp”, Nhà xuất bản ĐHQGHCM, TPHCM, 2016 (sách dành cho giảng dạy ĐH và Sau ĐH)
  • Lê Thanh Hải .“Quản lý môi trường đô thị”, Nhà xuất bản ĐHQGHCM, TPHCM, 2017 (sách dành cho giảng dạy ĐH và Sau ĐH)
  • Lê Thanh Hải, Trần Văn Thanh, Lê Quốc Vĩ, Nguyễn Thị Phương Thảo và Lê Thị Kim Oanh. “Giải pháp công nghệ và quản lý môi trường theo hướng sinh thái nhằm phát triển bền vững làng nghề đồng bằng sông Cửu Long”; Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, 2016 (sách chuyên khảo)
  • Lê Thanh Hải. “Kỹ thuật và hệ thống không phải trong sản xuất công nông nghiệp ở Việt Nam”; Nhà xuất bản KHKT,Hà Nội, 2016 (sách chuyên khảo). 
  • Lê Thanh Hải. “Ngăn ngừa và giảm thiểu phát thải khí nhà kính”; Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội, 2016 (sách chuyên khảo). 
  • Lê Thanh Hải, Trần Văn Thanh. “Đánh giá SXSH”; Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội, 2016 (sách chuyên khảo).