Trang chủ Quan hệ đối ngoại Hợp tác trong nước

Hợp tác trong nước – Nguồn lực quan trọng trong 20 năm xây dựng và phát triển Viện Môi trường và Tài nguyên



Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Viện đã xây dựng được một mạng lưới đối tác rộng khắp với các cơ quan ban ngành, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong nước để giải quyết các vấn đề môi trường cho cộng đồng.


     Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Viện đã xây dựng được một mạng lưới đối tác rộng khắp với các cơ quan ban ngành, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp trong nước để giải quyết các vấn đề môi trường cho cộng đồng: 

  • Hợp tác với Tổng Cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quan trắc, thanh tra về môi trường khu vực phía Nam 
  • Hợp tác với các Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Cảnh sát Môi trường, Ban quản lý các Khu công nghiệp của các tỉnh, thành phía nam: Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ… trong giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương.
  • Hợp tác với các Trường, viện nghiên cứu để triển khai các chương trình, dự án, đề tài khoa học công nghệ, đào tạo về bảo vệ môi trường và tài nguyên: Trường đại học Tài nguyên và Môi trường, Đại học Văn Lang, Các trường đại học thuộc khối ĐHQG-HCM…
  • Hợp tác với các đơn vị dịch vụ môi trường: Công ty Môi trường Đô thị TPHCM, Công ty CP Việt Nam Food (VNF) và Công ty CP Đầu tư Green Stars
  • Hợp tác với các Hội: Hội Thiên nhiên và Bảo vệ Môi trường tỉnh Đồng Nai, Hội Nước và Bảo vệ Môi trường… 

 

   

 

  

 

  

     

      Hiệu quả của hoạt động hợp tác trong nước thể hiện rõ rệt qua kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án do viện thực hiện được chuyển giao cho địa phương để đưa vào ứng dụng trong thực tế hoặc cung cấp cơ sở khoa học để các địa phương đưa ra các quyết định quan trọng trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường. Chương trình hợp tác về nghiên cứu khoa học giữa Viện với các địa phương đóng góp tích cực trong công tác hỗ trợ cộng đồng, thể hiện qua kết quả triển khai thực tế, chuyển giao các sản phẩm nghiên cứu cho địa phương và người dân, phục vụ hữu hiệu cho công tác bảo vệ môi trường, góp phần nâng cao chất lượng sống… Các đề tài, nhiệm vụ KHCN của Viện được thực hiện trải dài từ các tỉnh thành Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM, Bà Rịa Vũng Tàu,  đến Tiền Giang, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau… Kết quả nghiên cứu được chuyển giao cho địa phương để đưa vào ứng dụng trong thực tế hoặc cung cấp cơ sở khoa học để các địa phương đưa ra các quyết định quan trọng trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường, hỗ trợ xây dựng chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường và tài nguyên. Nhiều nhiệm vụ gắn liền với các vấn đề môi trường cấp bách do địa phương đặt hàng liên quan đến các “điểm nóng” về môi trường được dư luận xã hội quan tâm như: vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực xung quanh bãi xỉ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân – Bình Thuận, vấn đề ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt trên sông Chà Và dẫn đến thưa kiện kéo dài tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giải pháp tích trữ nước ngọt qui mô hộ gia đình và cộng đồng tại các huyện ven biển tỉnh Bến Tre để thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu,… Hoạt động NCKH của Viện cũng góp phần tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng có giá trị thực tiễn cao như dung dịch đầu tôm thủy phân và dung dịch cá tra thủy phân sử dụng cho cây trồng; công nghệ lắng siêu tốc trong xử lý nước thải; giá thể trồng lan thích ứng BĐKH; thiết bị quan trắc không khí giá rẻ… 

     Viện còn hỗ trợ tích cực cho các địa phương thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, đặc biệt là một số nhiệm vụ cấp bách do địa phương đặt hàng liên quan đến các “điểm nóng” về môi trường được dư luận xã hội quan tâm như: vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực xung quanh bãi xỉ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân – Bình Thuận, vấn đề ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt trên sông Chà Và dẫn đến thưa kiện kéo dài tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giải pháp tích trữ nước ngọt qui mô hộ gia đình và cộng đồng tại các huyện ven biển tỉnh Bến Tre để thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu,…

     Ngoài ra, thông qua các chương trình hợp tác này, Viện còn góp phần đào tạo lực lượng cán bộ chuyên trách tại các địa phương. Phần lớn các học viên do Viện đào tạo từ bậc đại học đến cao học, tiến sỹ đã và đang giữ nhiệm vụ chủ chốt trong lĩnh vực Môi trường và Tài nguyên ở các địa phương các tỉnh thành phía Nam. Chính lực lượng cán bộ do Viện đào tạo đã và đang góp phần vào công tác quản lý Nhà nước về BVMT, tham gia công tác đào tạo tại các cơ quan đào tạo, thực hiện các dịch vụ BVMT tại các Công ty Môi trường ở các tỉnh phía Nam.

     Các hoạt động khoa học của Viên luôn đảm bảo có sự chia sẻ nguồn lực nghiên cứu, phối hợp với các chuyên gia môi trường trong và ngoài ĐHQG-HCM. Hầu hết các đề tài, dự án của Viện triển khai đều có sự phối hợp tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chuyên môn tương ứng. Đây là lực lượng quan trọng đóng góp cho thành công của đề tài/nhiệm vụ. Cụ thể: 

  • Đề tài “Nghiên cứu xây dựng và triển khai một số mô hình giảm thiểu và xử lý chất thải phù hợp với các điều kiện tự nhiên đặc thù tại vùng nông thôn Đồng Bằng sông Cửu Long” có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường từ các đơn vị Đại học Văn Lang, Công ty Green Power, Sở Tài nguyên Môi trường An Giang.
  • Đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình không phát thải cho khu/ cụm dân cư nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long” có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường từ các đơn vị Chi cục Bảo vệ Môi trường Tiền Giang, Đại học Văn Lang.
  • Nghiên cứu mô hình sinh thái khép kín nhằm nâng cao chuỗi giá trị cho ngành chế biến thủy sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường từ các đơn vị Đại học Văn Lang, Công ty Green Power, Sở Tài nguyên Môi trường An Giang, trong lĩnh vực Thủy sản từ đơn vị Đại học Nông Lâm…