Trang chủ Nghiên cứu khoa học Thông tin hoạt động KHCN

Hội thảo khoa học trực tuyến về Kết quả nghiên cứu chất lượng không khí tại Việt Nam do Tổng cục Môi trường, Bộ TNMT tổ chức



Ngày 19/8/2021, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về "Kết quả nghiên cứu chất lượng không khí tại Việt Nam giai đoạn 2018-2020" với hơn 130 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học và đại biểu tham dự Hội thảo. 


Tại hội thảo này, có sự tham gia trình bày báo cáo về "Kết quả kiểm kê khí thải cho thành phố Hồ Chí Minh" của PGS.TS. Hồ Quốc Bằng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ô nhiễm không khí và Biến Đổi khí hậu, Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG-HCM. 

 

Hình 1. Hội thảo trực tuyến về "Kết quả nghiên cứu chất lượng không khí tại Việt Nam giai đoạn 2018-2020"

Hình 2. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường phát biểu chỉ đạo Hội thảo

 

 

Hình 3. PGS.TS. Hồ Quốc Bằng trình bày báo cáo kết quả kiểm kê khí thải cho thành phố Hồ Chí Minh

 

PGS.TS Hồ Quốc Bằng chỉ ra rằng: 

  • Nguồn đường đóng góp bụi PM2.5 cao nhất 45% (giao thông đường bộ chiếm 75,13% tổng lượng thải PM2.5 của nguồn đường). 
  • Nguồn điểm 32% (dệt may và thực phẩm chiếm 41,5% nguồn điểm). 
  • Ngoài ra, nguồn diện đóng góp bụi PM2.5 là thấp nhất 23% (hộ gia đình và nhà hàng chiếm 59,87% và 29,56% tổng phát thải từ nguồn diện)

 

Hình 4. Kết quả kiểm kê khí thải của các loại xe giao thông trên đường bộ

 

  • Số người tử vong do bệnh ung thư phổi, bệnh tim mạch, bệnh thiếu máu cục bộ-IHD: 1397 người: PM2,5 có ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe khi được cho là nguyên nhân tử vong của 1137 người (81,32%), sau đó đến NO2 (171 người chiếm 12,31%) và cuối cùng là SO2 (88 người chiếm 6,37%). 
  • Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong khoảng 13,46% số ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh với số ca tử vong tập trung tại trung tâm thành phố.
  • Bước đầu đề xuất 13 giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí đến 2025
  • Các Trường, Viện, Tổ chức tại Việt Nam có đủ năng lực thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu liên quan ô nhiễm không khí và xây dựng chính sách.
  • Tổng cục Môi trường và các cơ quan quản lý cần phối hợp chặt chẽ với nhà khoa học để XD chính sách hiệu quả.
  • Cần nâng cao năng lực và nhận thức cả nhà quản lý và người dân về ô nhiễm không khí và tác động lên sức khỏe cộng đồng – kinh tế.
  • Cần quan trắc, dự báo ô nhiễm không khí, cảnh báo để người dân phòng tránh ô nhiễm không khí